Cách để Đọc nhiều hơn

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Chúng ta có rất nhiều thứ để đọc nhưng thời gian thì lại hạn hẹp. Nhiều người gặp khó khăn trong việc tìm thời gian để đọc vì phải làm việc, học tập và chăm sóc con cái. Bên cạnh đó, việc thông tin thay đổi liên tục trong cuộc sống hiện đại khiến cho việc đọc sách trở nên khó khăn hơn. Mặc dù vậy, bạn có thể áp dụng một vài bước đơn giản để đọc nhiều hơn như tìm tài liệu đọc mà bạn thích; tìm chỗ yên tĩnh, có không gian tách biệt; dành khung thời gian riêng cho việc "đọc sách", tắt điện thoại và tập trung vào hiện tại.

Phần 1
Phần 1 của 2:

Khuyến khích bản thân đọc sách

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tìm tài liệu đọc làm bạn thích thú.
    Cách tốt nhất để đọc nhiều hơn là làm cho bản thân cảm thấy hứng thú với việc đọc và để làm được như vậy, bạn cần cảm thấy thích thú với nội dung trong tài liệu đọc.
    • Khám phá. Mở những quyển sách mà bạn thấy và đọc phần giới thiệu. Bạn có thể lật tiếp trang sách và đọc thử vài dòng đầu tiên. Tìm chủ đề khơi gợi sự tò mò của bạn và thử khám phá.
    • Nếu thật sự tò mò với chủ đề đó và không thể rời mắt được thì bạn sẽ rất khó dừng việc lật thêm những trang sách tiếp theo. Đọc sách là một thói quen giúp bạn mở mang trí óc nhưng nó cũng rất vui và lý thú.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Cân nhắc về việc tiếp nhận thông tin.
    Bạn đọc để bản thân tiếp thu thông tin và tư tưởng mới: vậy bạn muốn tìm hiều về lĩnh vực nào?
    • Đọc những quyển sách với kiến thức thực tế về lịch sử, chính trị, khoa học, kinh tế. Đây là một cách tốt để bản thân có thể suy nghĩ sâu sắc hơn về hệ thống và kiểu mẫu đang được vận hành trên toàn cầu. Hãy đọc nhiều lĩnh vực khác nhau hoặc chọn chủ đề mà bạn quan tâm và đào sâu nghiên cứu.
    • Chọn văn học cổ điển như tác phẩm của Shakespeare, Hemingway hoặc Kerouac đều được. Sách thuộc nhóm "văn học" thường thể hiện rõ cuộc sống của nhân loại. Đọc về thắng lợi và bi kịch, niềm vui và nỗi buồn, tiểu tiết tinh tế và sự thật bao quát để có cái nhìn rõ hơn về tình thế của chính mình.
    • Đọc tin tức: bạn có thể theo dõi tin tức của các báo địa phương hoặc đọc thông tin trên báo mạng. Các bài báo đều rất đa dạng từ cung cấp thông tin ngắn gọn đến chuyên sâu và giúp bạn có thông tin tuyệt vời để xây dựng cuộc đối thoại thú vị. Hãy cập nhật thông tin về sự kiện hiện tại và bắt nhịp với vòng xoay của thế giới.
    • Đọc truyện thuộc các "thể loại" như tưởng tượng, khoa học viễn tưởng, tình cảm, ma cà rồng. Thể loại chuyện phi thực tế sẽ giúp cho trí tưởng tượng của bạn phong phú hơn bằng sự lý thú và bí ẩn hoặc giúp bạn thoát khỏi thực tế rối rắm trong cuộc sống hằng ngày.
    • Đọc thơ; triết học; tạp chí; truyện do người hâm mộ viết; bài viết How.com.vn hoặc bất kỳ thứ gì làm khơi gợi trí tưởng tượng của bạn và làm bạn đắm chìm vào đó.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Nhờ bạn bè và người thân giới thiệu sách.
    Hỏi mọi người về quyển sách mà họ cảm thấy có ý nghĩa sâu sắc hoặc được viết một cách thu hút.
    • Bạn sẽ khám phá ra vài quyển sách hoặc bài viết trong khi trò chuyện – đừng ngại đặt câu hỏi. Nếu một quyển sách được đề cập trong lúc trò chuyện thì có thể quyển sách đó rất thú vị.
    • Đừng ngại mượn sách. Các mối quan hệ của bạn là một thư viện rộng lớn để mượn những quyển sách phù hợp với bản thân. Khi bắt gặp một quyển sách trên kệ sách của ai đó, hãy bắt đầu cuộc trò chuyện về quyển sách đó và trao đổi sở thích của bạn. Nếu cuộc trò chuyện diễn ra tốt đẹp, bạn có thể hỏi mượn sách.
    • Chọn một quyển sách từ danh sách trên mạng như "Những quyển sách hay nhất của thế kỷ 20" hoặc "Những quyển sách cổ điển mà mọi người nên đọc". Loại danh sách này thường là ý kiến chủ quan nhưng sẽ giới thiệu cho bạn những quyển sách hay với đa dạng thể loại. Việc của bạn là chọn quyển sách mình thích.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Lướt qua các kệ sách trong thư viện hoặc nhà sách.
    Khi có thời gian, bạn nên vào nhà sách hoặc thư viện trong thành phố. Vòng qua các kệ sách,chọn quyển sách thu hút sự chú ý của bạn để mượn về đọc ở nhà.
    • Đừng ngại khi trở nên lúng túng trước số lượng sách lớn. Nếu tìm được quyển sách mà bạn cảm thấy lý thú thì bạn nên lấy ra khỏi kệ và lướt sơ qua. Thư viện và nhà sách sẽ cho bạn không gian an toàn để khám phá và phát triển sở thích đọc sách.
    • Ở Mỹ, bạn có thể đăng ký làm thẻ thư viện miễn phí. Bạn không cần thẻ để vào thư viện nhưng thẻ sẽ giúp bạn mượn sách về nhà. Tìm nhân viên thư viện ở quầy mượn sách – thường họ sẽ ngồi ở giữa thư viện, và đăng ký làm thẻ.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Tham gia câu lạc bộ sách.
    Mặc dù việc tham gia là tình nguyện nhưng câu lạc bộ sách sẽ cho bạn môi trường để hình thành thói quen đọc sách một cách có kỷ luật.
    • Sinh hoạt trong câu lạc bộ sẽ làm bạn đọc nhiều hơn và nghiền ngẫm sâu hơn về quyển sách vì có thể trao đổi với bạn bè trong nhóm.
    • Tham gia câu lạc bộ sách trên mạng. Đây là một cách chia sẻ suy nghĩ của bạn về sách mà không tốn kém và hoàn toàn thoải mái. Bạn có thể đọc nhiều hoặc ít tùy vào sở thích nhưng bạn vẫn phải đọc ở một mức độ nào đó để theo kịp các thành viên trong nhóm.
    • Nếu không tìm được một câu lạc bộ sách thì bạn có thể tự thành lập một câu lạc bộ của chính mình. Trao đổi với bạn bè hoặc người thân nào có thói quen đọc sách. Nếu họ cũng đọc cùng thể loại sách với bạn, chẳng hạn như khoa học viễn tưởng hoặc triết học thì bạn có thể đề nghị họ cùng đọc một quyển sách và thảo luận về nó.
    • Lưu ý rằng mặc dù câu lạc bộ sách sẽ cho bạn môi trường để hình thành thói quen đọc sách nhưng có thể bạn sẽ phải đọc quyển sách mà mình không thích nếu mọi người trong nhóm chọn đọc như vậy. Tuy nhiên, bạn sẽ có những quan điểm mới khi phải đọc quyển sách mà mình không thích.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Lên danh sách đọc.
    Viết tên 5 hoặc 10 quyển sách mà bạn thật sự muốn đọc. Dán danh sách đó lên tường và gạch bỏ tên từng quyển sau khi bạn đã đọc xong.
    • Cam kết đọc xong danh sách đó vào một ngày cụ thể. Mặc dù có thể bạn không hoàn thành đúng thời hạn nhưng việc này cũng thúc đẩy bạn bắt tay vào đọc.
    • Nếu bạn tự cho bản thân một "bài tập" – phải đọc xong những quyển sách này trước ngày nào đó thì bạn sẽ dễ dàng hoàn thành hơn. Tự thưởng cho bản thân sau khi đọc xong một quyển sách, chẳng hạn như: một bữa ăn ngon, tặng cho bản thân món quà vẫn hằng ao ước hoặc mua một quyển sách mới. Việc này sẽ khuyến khích bạn đọc nhiều hơn, mặc dù đó là phần thưởng dành cho chính bạn.
    • Thử dùng ứng dụng theo dõi việc đọc sách như ReadMore (http://readmoreapp.com/) giúp bạn lưu giữ thông tin và xem bất kỳ lúc nào.
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 2:

Dành thời gian cho việc đọc sách

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Dành khung thời gian riêng cho việc đọc sách.
    Bạn sẽ không làm gì trong khoảng thời gian đó và chỉ đọc sách. Tạo ra đòn bẩy cho thói quen đọc sách: buộc bản thân phải đọc trong một khoảng thời gian cụ thể nào đó trong ngày.[1]
    • Đọc khi đi xe buýt đến cơ quan, đọc trong bữa ăn, đọc trong phòng tắm, đọc trước khi đi ngủ. Đọc bất kỳ khi nào bạn có 10 phút rảnh rỗi và dần dần bạn sẽ hình thành thói quen đọc sách.
    • Đọc số lượng trang nhất định khi bắt đầu ngày mới – chẳng hạn như 10-20 trang mỗi buổi sáng.[2] Đọc sách ngay khi bạn vừa thức dậy hoặc lướt qua các trang sách khi bạn đang thưởng thức cốc cà phê sáng. Hãy để việc đọc sách trở thành việc đầu tiên mà bạn làm trong ngày, trước khi những trăn trở và những rối rắm trong cuộc sống chiếm hết tâm trí của bạn.
    • Đọc trước khi đi ngủ. Bạn có thể không muốn tiếp nhận thêm thông tin chuyên môn hoặc phức tạp trước khi đi ngủ nhưng thử để đầu óc thư giãn bằng những câu chuyện trước khi đi vào giấc ngủ. Đây là một cách tuyệt vời để hình thành thói quen đọc sách.
    • Cố gắng đọc ít nhất 30 phút mỗi lần. Để bản thân bị cuốn vào những trang sách đến độ mà bạn không còn suy nghĩ đến thứ nào khác. Nếu phải đi đâu đó, bạn có thể hẹn giờ nhưng nên tránh kiểm tra điện thoại.[3] Mục tiêu là đạt được tình trạng đắm chìm trong những trang sách.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tập trung vào hiện tại.
    Bạn chỉ tập trung vào khoảnh khắc hiện tại và những con chữ trên trang sách.
    • Ngồi ở nơi nào đó làm bạn thoải mái và không còn vấn vương điều gì trong khi đọc sách. Bỏ qua mọi suy nghĩ ở quá khứ lẫn tương lai và cố gắng không nghĩ đến công việc. Bạn sẽ có thời gian cho những việc khác và vẫn có thể hoàn thành những việc bạn cần nhưng lúc này bạn chỉ đang đọc sách.
    • Tắt chuông điện thoại hoặc tắt điện thoại. Nếu cần phải đi đâu đó, bạn có thể hẹn giờ để không cần phải kiếm tra điện thoại.
    • Trước khi đọc, hãy hoàn thành những việc có thể làm bạn mất tập trung khi đọc. Chẳng hạn như chăm sóc thú cưng, trả lời email, dọn dẹp thùng rác và sắp xếp mọi thứ. Sắp xếp mọi thứ bên ngoài là một cách giúp bạn sắp xếp lại suy nghĩ trong đầu.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đọc sách ở nơi yên tĩnh.
    Chọn đọc sách ở nơi không có người, xe cộ, những thứ làm bạn xao nhãng và tiếng ồn thì bạn sẽ dễ dàng bị cuốn vào nội dung trong sách.
    • Đọc sách trong công viên, thư viện hoặc căn phòng yên tĩnh. Bạn cũng có thể đọc ở nhà hoặc ở quán cà phê. Hãy chọn nơi làm bạn quên đi thế giới bên ngoài.
    • Tắt tivi và trình duyệt web. Kéo bản thân ra khỏi những thông tin bên ngoài để đắm chìm vào quyển sách mà bạn đang đọc.
    • Nếu không thể tìm được nơi yên tĩnh, hãy đeo tai nghe để tránh tiếng ồn bên ngoài. Nghe những bản nhạc nhẹ với âm lượng nhỏ. Bạn có thể thử các trang web tạo âm thanh như Rainymood (http://www.rainymood.com/) hoặc Simply Noise (http://simplynoise.com/).
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tạo thói quen đọc sách.
    Bạn đọc càng nhiều thì bạn sẽ càng dễ dàng hình thành thói quen.
    • Buộc bản thân đọc sách mỗi ngày trong tuần, cho dù bạn chỉ đọc 20 phút mỗi ngày. Khi bạn đã đọc sách mỗi ngày trong tuần thì cam kết đọc sách mỗi ngày trong suốt cả tháng. Tăng dần số trang sách cần đọc mỗi lần.
    • Bắt đầu với một lượng nhỏ; đừng làm cho bản thân cảm thấy sợ với mục tiêu to tát ngay khi bắt đầu để bạn không trì hoãn. Hãy đọc thứ gì mà bạn biết có thể dễ dàng hoàn thành và quyết tâm hoàn thành. Hình thành sự tự tin và tăng dần trình độ đọc sang những quyển sách phức tạp hơn.
    • Thử ngắt việc đọc thành những phần nhỏ, chẳng hạn như hoàn thành một chương trong mỗi lần đọc hoặc đọc đến đoạn ngắt tiếp theo. Nếu bạn đang đọc câu chuyện ly kỳ thì có thể dừng việc đọc sách khi nhân vật chính đi ngủ vào buổi tối. Hãy cho bản thân đắm chìm vào câu chuyện.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Thử đọc đọc sách điện tử (e-book).
    Bạn có thể đọc sách điện tử trên thiết bị Kindle hoặc tải tài liệu đọc trực tiếp vào điện thoại hay máy tính.
    • Sách điện tử rất tiện lợi nếu bạn không muốn phải mang theo một quyển sách nặng. Thay vào đó, bạn có thể mang theo một thư viện to lớn và đa dạng chỉ với một thiết bị nhỏ bằng túi quần để đọc bất kỳ khi nào có thời gian và đọc tiếp đoạn bạn đã dừng lại trước đó.
    • Thử vào trang web Project Gutenberg, nơi cung cấp hàng ngàn quyển sách điện tử miễn phí.[4]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Thử dùng ứng dụng đọc nhanh.
    Loại ứng dụng này giúp bạn đọc nhanh hơn bằng cách ngăn chặn việc nhẩm từ - hành động đọc thầm trong đầu khi đọc thứ gì đó và đưa từ vào não bộ ở tốc độ đọc nhanh.
    • Tốc độ đọc trung bình của con người thường là 200 từ mỗi phút. Ứng dụng đọc nhanh cho phép bạn điều chỉnh tốc độ đọc mỗi phút theo hướng tăng dần từ rất chậm (ít hơn 100 từ mỗi phút) đến cực kỳ nhanh (khoảng 1000 từ mỗi phút).[5]
    • Hiện nay, ứng dụng này rất nhiều và thường cho phép sử dụng miễn phí. Hãy thử Spritz (http://www.spritzinc.com/) hoặc Spreeder (http://www.spreeder.com/).
    • Tuy nhiên, lưu ý rằng bạn đọc càng nhanh thì sẽ càng khó lưu giữ thông tin. Đây là lý do mà chúng ta thường đọc ở tốc độ tự nhiên. Ứng dụng đọc nhanh thích hợp để bạn lướt nhanh chóng qua nguồn thông tin lớn nhưng sẽ không hỗ trợ trong việc đọc hiểu.
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Alexander Ruiz, M.Ed.
Cùng viết bởi:
Chuyên gia tư vấn giáo dục
Bài viết này đã được cùng viết bởi Alexander Ruiz, M.Ed.. Alexander Ruiz là chuyên gia tư vấn giáo dục và giám đốc giáo dục của Link Educational Institute, một doanh nghiệp dịch vụ phụ đạo tại Claremont, California, chuyên cung cấp các chương trình giáo dục theo ý khách hàng, phụ đạo các môn học và luyện thi, tư vấn ứng tuyển đại học. Với hơn 15 năm kinh nghiệm trong ngành giáo dục, Alexander hướng dẫn sinh viên cách phát triển sự tự nhận thức và trí tuệ cảm xúc, đồng thời đạt được các kỹ năng và mục tiêu của giáo dục đại học. Ông có bằng cử nhân tâm lý học của Đại học Quốc tế Florida và bằng thạc sĩ giáo dục của Đại học Nam Georgia. Bài viết này đã được xem 10.326 lần.
Trang này đã được đọc 10.326 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo