Cách để Định giá đồ đạc đã qua sử dụng

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Thật khó để xác định giá chuẩn để bán đồ đạc trong nhà. Cho dù không thể bán bằng với giá thị trường, bạn vẫn nên biết liệu mình có thể bán được giá tốt hơn không. Ngoài ra, việc xác định giá trị của đồ đạc đã qua sử dụng có thể giúp bạn quyết định xem có đáng để bán hay không. Định giá được chính xác sản phẩm là rất khó bởi vì có quá nhiều loại giá khác nhau, tuy nhiên vẫn luôn có một số nguyên tắc chung giúp bạn giao dịch.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 2:

Bán đồ cũ

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Rửa, lau sạch, và đánh bóng hàng đã qua sử dụng để bán được giá cao nhất.
    Một món hàng sạch sẽ chắc chắn dễ bán hơn và có giá cạnh tranh. Hãy lau sạch mọi vết bẩn, đánh bóng các góc cạnh, và cân nhắc sơn lại đồ đạc bị phai màu bằng sơn giá rẻ. Một lớp sơn mới chỉ tốn khoảng vài trăm ngàn, tuy vậy nó có thể biến một cái bàn cũ trông như mới nếu bạn khéo léo.[1]
    • Nếu bạn có thể sửa chữa một vài chổ nhỏ, hãy tiến hành ngay. Nếu muốn người mua chịu chi phí sửa chữa, thì bạn phải giảm giá một chút.
    • Kiểm tra bất cứ thiết bị điện tử cũ nào để đảm bảo chúng vẫn hoạt động.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tham khảo giá sản phẩm tương tự trên mạng.
    Lên mạng tìm kiếm một vài sản phẩm có mẫu mã tương tự. Kiểm tra giá những sản phẩm mới để xem giá của bạn có phù hợp không. Ví dụ, một cái ghế sofa lớn có vải sọc carô sẽ được bán với giá thấp hơn loại ghế trơn, trừ khi sọc carô thịnh hành trở lại. Hãy truy cập Craigslist và Ebay và tham khảo giá mà những người khác đang bán các sản phẩm tương tự.
    • Bạn có thể tìm Hướng dẫn định giá đồ đạc trên mạng để biết các mức giá cho hầu hết sản phẩm trong nhà.
    • Tìm những sản phẩm giống với món đồ của bạn. Nếu bạn biết nhà sản xuất, mẫu mã, hoặc chất liệu của món đồ, hãy tìm mặt hàng có những đặc điểm tương tự.
    • Nếu bạn không biết giá bán của sản phẩm khi còn mới thì những trang web này là nơi tuyệt vời để bắt đầu tìm hiểu.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Bán hầu hết đồ đạc ở mức 70-80% giá tiền hàng mới.
    Cách dễ dàng nhất để định giá là hãy giảm 20% giá mà bạn đã mua. Đây được xem là tiêu chuẩn trong kinh doanh và là cách hợp lý để định giá hàng đã qua sử dụng. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý rằng đây chỉ là cách cơ bản. Bạn có thể điều chỉnh giá cả dựa trên nhiều yếu tố khác. Giả sử bạn đã mua một cái đầm $500 cách đây bảy năm và giờ bạn muốn thanh lý:
    • Nếu đầm còn tốt và không quá cũ, thì bán 80% giá tiền hàng mới là hợp lý.
    • Nhân $500 với 80%, hoặc .8. ($500 x .8 = 400)
    • $400 là giá bán cơ bản cho cái đầm.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 So sánh tình trạng hiện tại với tình trạng của sản phẩm khi bạn mới mua.
    Khi nào thì giảm 30% và khi nào thì giảm 20%? Yếu tố quan trọng nhất chính là tình trạng của sản phẩm. Nếu tình trạng hiện tại giống hệt khi bạn mua, thì bạn chỉ cần giảm 20% giá tiền đã mua. Nhưng nếu món đồ bị trầy, có tiếng ồn, rung lắc, hoặc vấn đề khác, có lẽ bạn phải giảm 30% hoặc nhiều hơn. Nói chung, bạn sử dụng món đồ càng lâu ngày, thì giá thanh lý sẽ càng thấp.[2]
    • Nếu bạn mua một kệ sách đẹp giá $1.000, và hiện trạng sản phẩm vẫn mới, bạn có thể bán giá $800.
    • Nếu kệ sách bị phai màu, cũ hơn, bị thiếu kệ, hoặc bị nứt và sứt mẻ, bạn có thể bán giá $600 – 700.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Trừ thêm 5% cho mỗi 1-2 năm sử dụng đồ đạc.
    Ví dụ, một cái bàn 10 năm chỉ bán được 50% giá tiền đã mua. Xe hơi và nhà cửa sẽ giảm giá trị khi chúng có tuổi. Trừ khi kết cấu vẫn bền chắc, hoặc là đồ cổ (trước năm 1970 và tình trạng vẫn tốt), bạn sẽ chịu lỗ cho mỗi năm sử dụng.[3]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Chú ý đến cấu trúc và chất liệu.
    Bạn không nhất thiết phải là một thợ mộc mới biết đồ gỗ tốt hay không. Đồ đạc chất lượng mang lại cảm giác chắc chắn -- món đồ có thể nặng, không lung lay và các mối nối phải khớp với nhau. Nếu đồ không chất lượng, hãy chuẩn bị tâm lý bán với giá thấp hơn nhiều so với giá đã mua. Tuy nhiên nếu đồ đạc còn tốt và bền, bạn có thể bán giá tương đương với giá đã mua.
    • Ví dụ, hàng giá rẻ của hãng IKEA có giá thanh lý thấp hơn nhiều so với giá mua, không cao hơn $20-100 một món đồ. Đó là bởi vì chúng được làm từ những chất liệu giá rẻ, không phải để xê dịch và bán lại.
    • Nếu sản phẩm là ván gỗ dăm trơn – nhiều lớp và xù xì, có lẽ bạn đã mua đồ nội thất giá rẻ.[4]
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Nhờ chuyên gia định giá đồ cổ.
    Những món đồ cổ thường có giá trị cao hơn nhiều so với giá gốc. Trừ khi bạn là một chuyên gia về đồ cổ hoặc tìm hiểu rất kỹ về những món đồ tương tự, giá bán trước đây và khả năng phục chế, bạn nên tìm chuyên gia giúp đỡ. Hãy tìm đến những chuyên gia ở các tiệm đồ cổ để nhận được những đánh giá đúng về giá mà bạn muốn bán.[5]
    • Nếu có thể, hãy cung cấp cho chuyên gia thông tin về năm mà bạn đã mua, nơi sản xuất, và mẫu mã, hoặc ít nhất là nguồn gốc sản phẩm.
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Sẵn sàng thương lượng.
    Thông thường bạn sẽ có cơ hội để thảo luận giá cả. Đảm bảo bạn có chuẩn bị trước khi thương lượng. Có sẵn chiến lược trước khi mặc cả là cách tốt nhất để bán được giá tốt:
    • Giá thấp nhất. Xác định giá thấp nhất mà bạn có thể bán để không phải suy nghĩ ngay tại thời điểm bán.
    • Giá mong muốn. Mức giá mà bạn muốn bán, dựa trên giá trị của món đồ và mong muốn thanh lý.
    • Giá yêu cầu. Giống với giá mong muốn. Tuy nhiên, hãy ra giá cao hơn một chút so với giá mong muốn, với hy vọng rằng người mua rất cần món đồ.
    • Chi phí vận chuyển. Ai sẽ là đến lấy và vận chuyển món hàng? Đảm bảo bạn thỏa thuận vấn đề này trước khi bán.
  9. How.com.vn Tiếng Việt: Step 9 Hỏi bạn bè và gia đình xem liệu họ có muốn mua món đồ đó với mức giá đề xuất không.
    Thăm dò ý kiến của một vài người khi bạn định giá và cân nhắc xem giá có phù hợp không. Nếu một vài người quen nói rằng họ đồng ý mua hàng ở mức giá nào đó, bạn có thể bán theo mức giá đó. Nếu không ai chịu mua, hãy định giá hợp lý hơn.[6]
    • Hãy nhớ rằng bạn không cần biết người khác có thích món đồ đó hay không, bạn chỉ cần biết rằng họ nghĩ giá đó là hợp lý chưa.
    • Nếu vẫn thấy khó khăn, một số trang web như Splitwise Furniture Calculator và Blue Book Furniture sẽ giúp bạn tính toán mức giá phù hợp. Tuy nhiên, hãy lưu ý là những mức giá này chỉ để tham khảo.[7]
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 2:

Mua đồ đạc đã qua sử dụng ở mức giá đúng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Tham khảo những sản phẩm tương tự trước khi trả giá.
    Trừ khi bạn là một chuyên gia định giá, hãy so sánh 4-5 sản phẩm tương tự trước khi mua hàng. Bạn có thể ghi chú giá chênh lệch và hỏi người bán về mức chênh lệch đó. Nếu bạn đang mua đồ nội thất phòng ngủ, hãy tìm hiểu mức giá trung bình như sau:
    • Giường: $50-300
    • Tủ quần áo: $20-100
    • Bàn làm việc: $25-200
    • Bộ nội thất phòng ăn: $150-1.000
    • Bàn ăn: $50-150
    • Ghế sofa: $35-200
    • Ghế bành: $25-150.[8]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Hỏi thông tin về mức độ cũ mới và lịch sử của đồ đạc.
    Có phải đồ đã được sửa chữa không? Mức độ cũ mới như thế nào? Có vấn đề gì để lưu ý không? Hầu hết người bán sẽ lấp liếm đi những lỗi của sản phẩm, tuy nhiên bạn có thể hiểu cách tính giá của họ bằng cách đặt những câu hỏi thông minh.
    • Nếu ai đó nói rằng "hàng đắt tiền vì là đồ cổ", bạn cần hỏi về năm sản xuất. Nếu họ không thể cung cấp thông tin, hoặc nó được sản xuất sau năm 1970 thì đó không phải đồ cổ. Hãy suy xét thấu đáo bất cứ mức giá nào.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Kiểm tra tính chắc chắn của sản phẩm.
    Các mối nối phải chặt, khít và không lung lay. Sản phẩm nên mang lại cảm giác bền chắc so với cân nặng của bạn, nhất là ghế, ghế sofa, và bàn. Hãy tin vào bản năng khi đánh giá—Nếu trông sản phẩm không vững chắc và bền, bạn đừng chi quá nhiều tiền để mua. Nếu hàng có tiếng cót két hay bị trầy, bạn có thể hạ giá $25-30 so với giá mà người bán yêu cầu.
    • Đừng mua đồ rẻ tiền -- khả năng cao là bạn sẽ phải mua món đồ khác trong thời gian ngắn.
  4. Step 4 Tìm "đồ cần sửa chữa" để mua được giá tốt.
    Nếu bạn đang cần một cái bàn tốt, đừng chi tới $500 cho một món hàng thanh lý chuẩn. Nếu sản phẩm bền và bạn thích kiểu dáng của nó nhưng bề mặt nó bị trầy, phai màu, hoặc xấu, bạn có thể mua cái bàn đó với mức giá hấp dẫn. Hãy mua một hộp sơn hoặc sơn gỗ giá rẻ. Dành một buổi chiều để sửa lại món đồ để có thể tiết kiệm được một số tiền kha khá.[9]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Xác định giá mà bạn sẵn sàng chi trước khi liên hệ người bán.
    Sản phẩm nên được bán với giá phù hợp với chất lượng của nó. Nếu bạn thật sự thích một món đồ và đã khảo sát các mức giá tốt, hãy tiến hành trả giá. Nếu có bằng chứng về giá sản phẩm tương tự, bạn có thể mua với giá tốt hơn. Khi trả giá, hãy nhớ những điều dưới đây:
    • Xác định giá cao nhất mà bạn có thể chi. Xác định trước mức giá ngay bây giờ để bạn có thể rút lui nếu giá quá cao. Đừng đưa ra quyết định ngay lúc mua.
    • Làm rõ mức giá mong muốn của bạn. Đây không phải là chiến thuật hay chiến lược nào. Hãy chân thành và thẳng thắn khi trình bày mức giá mà bạn muốn -- "Tôi sẵn sàng chi $200 cho cái bàn này".
    • Linh hoạt. Nếu bạn không thay đổi quyết định, đừng ngại thương lượng. Bạn không nên chi nhiều hơn mức đã quyết định trước đó, nhưng bạn có thể thỏa thuận với người bán.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Tính toán chi phí vận chuyển trước khi mua.
    Bạn cần biết mình sẽ nhận được món đồ từ người bán bằng cách nào, và điều này ảnh hướng tới mức giá ra sao. Hãy tìm hiểu xem ai sẽ chịu trách nhiệm vận chuyển món đồ trước khi chốt giá.[10]
    • Hãy nhớ rằng có lẽ bạn phải thay nệm ghế hoặc sơn lại nếu sản phẩm bị phai màu hoặc cần sửa chữa. Cân nhắc vấn đề này khi mua và bàn bạc với người bán.
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Càng nghiên cứu nhiều thì bạn càng có khả năng định giá tốt hơn.

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Tanglewood Sue
Cùng viết bởi:
Chuyên gia đồ tự chế & đồ tái chế
Bài viết này đã được cùng viết bởi Tanglewood Sue. Tanglewood Sue là chuyên gia về đồ tự chế và đồ tái chế, chủ sở hữu của Tanglewood Works ở ngoại ô Hyattsville, Maryland. Với hơn chín năm kinh nghiệm, Sue chuyên tái chế để làm đồ nội thất và các sản phẩm thủ công bền vững, tùy biến khác. Với niềm đam mê về nghệ thuật và tái thiết kế, kinh nghiệm tiếp thị và bằng cử nhân về truyền thông đa phương tiện, Sue có thể xây dựng một doanh nghiệp không chỉ cung cấp sản phẩm chất lượng mà còn thúc đẩy khách hàng tự tạo ra các tác phẩm của họ thông qua kho tư liệu hướng dẫn cũng như cung cấp vật tư để làm đồ tự chế. Bài viết này đã được xem 25.092 lần.
Trang này đã được đọc 25.092 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo