Cách để Đặt ống thông tĩnh mạch

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Ống thông tĩnh mạch là một trong những công cụ quan trọng và phổ biến nhất trong y học hiện đại. Chuyên gia y tế sử dụng ống thông tĩnh mạch để truyền dịch, máu và thuốc trực tiếp vào máu của bệnh nhân thông qua một ống nhỏ. Kỹ thuật này cho phép dịch truyền hấp thu nhanh chóng và kiểm soát chính xác liều lượng, là yếu tố rất quan trọng đối với nhiều thủ thuật y khoa, bao gồm truyền dịch chống mất nước, truyền máu cho bệnh nhân bị mất máu cấp, hoặc điều trị bằng kháng sinh. Bạn phải là chuyên viên y tế mới được đặt ống thông tĩnh mạch. Đầu tiên là chuẩn bị vật tư tiêm, tiếp cận tĩnh mạch và duy trì ống thông để đạt kết quả tốt nhất.

Phần 1
Phần 1 của 3:

Chuẩn bị đặt ống thông tĩnh mạch

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chuẩn bị vật tư cần thiết.
    Đặt ống thông tĩnh mạch hoàn toàn không khó như các thủ thuật phức tạp khác, nhưng vẫn đòi hỏi bạn phải có sự chuẩn bị và thận trọng ở mức độ cơ bản như bất kì thủ thuật nhỏ nào. Trước khi bắt đầu, bạn nên chuẩn bị trong tầm tay tất cả dụng cụ và thiết bị, và đảm bảo mọi vật tư được dùng trên cơ thể người bệnh — đặc biệt là kim tiêm — phải là sản phẩm mới và vô trùng. Để đặt ống thông tĩnh mạch, bạn sẽ cần:[1]
    • Găng tay vô trùng dùng một lần
    • Ống thông có "kim dẫn đường bên trong" với cỡ phù hợp (thường là 14 - 25)
    • Túi dịch truyền tĩnh mạch
    • Ga-rô không làm từ cao su thiên nhiên
    • Băng vô trùng
    • Gạc
    • Bông gòn tẩm cồn
    • Băng keo y tế
    • Thùng rác y tế
    • Giấy vô trùng (đặt các dụng cụ nhỏ lên đó để tiện tay lấy)
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Giới thiệu bản thân với bệnh nhân.
    Một phần quan trọng trong quy trình đặt ống thông tĩnh mạch là giới thiệu mình với bệnh nhân và giải thích thủ thuật sắp thực hiện. Trao đổi với bệnh nhân và chia sẻ thông tin cơ bản này để giúp họ an tâm, đảm bảo không có công đoạn nào khiến họ bất ngờ. Ngoài ra, bạn cần có sự chấp thuận tuyệt đối của họ để tiến hành. Sau khi hoàn tất, yêu cầu bệnh nhân nằm hay nằm nghiêng tai nơi được đặt ống thông tĩnh mạch.
    • Nếu bệnh nhân lo lắng, tĩnh mạch của họ có thể bị co thắt phần nào, hay còn gọi là chứng co mạch.[2] Điều này gây cản trở cho việc đặt ống thông tĩnh mạch, do đó bạn cần giúp bệnh nhân thư giãn và thoải mái tối đa trước khi tiến hành.
    • Bạn nên hỏi xem bệnh nhân đã từng có bất kì vấn đề gì với việc đặt ống thông tĩnh mạch trong quá khứ không. Nếu có thì họ có thể cho bạn biết vị trí nào dễ đặt ống nhất.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Chuẩn bị ống truyền dịch.
    Tiếp theo, mồi ống truyền dịch bằng cách treo túi dịch lên trụ cao, cho dung dịch nước muối chảy vào ống và kiểm tra bong bóng. Nếu cần thì bạn kẹp ống sao cho dung dịch không nhỏ xuống sàn. Phải loại bỏ tất cả bọt bong bóng khỏi đường ống bằng cách búng nhẹ, bóp hay cho dung dịch chảy qua ống. Sau đó bạn dán nhãn có chữ ký và ngày tháng lên cả ống truyền dịch và túi dịch.[3]
    • Tiêm bọt khí vào máu bệnh nhân có thể gây ra tình trạng tắc mạch rất nguy hiểm.
    • Một cách dễ dàng để loại bỏ bọt khí khỏi ống truyền đó là kéo thẳng hoàn toàn cuộn ống và mở van hết cỡ về phía buồng tiếp dịch. Sau đó dùng đầu nhọn ống truyền đâm vào túi dịch, và bóp buồng tiếp dịch. Mở van để dung dịch chảy xuống theo chiều dài đường ống mà không tạo ra bọt khí.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Chọn ống thông tĩnh mạch với cỡ phù hợp.
    Thường thì ống thông tĩnh mạch được gắn trên kim dùng để chọc vào tĩnh mạch. Sau khi đâm qua thành tĩnh mạch, ống thông được để lại tại chỗ để dễ tiếp cận vào tĩnh mạch. Ống thông tĩnh mạch có nhiều cỡ khác nhau. Cỡ càng nhỏ thì ống thông càng dày, thuốc có thể truyền vào nhanh hơn và máu cũng được rút ra nhanh hơn. Tuy nhiên, ống thông dày cũng gây đau nhiều hơn khi đưa vào cơ thể, do đó bạn nên chọn ống thông tĩnh mạch lớn hơn mức cần thiết.
    • Nói chung, bạn thường dùng ống thông tĩnh mạch với cỡ 14-25. Chọn ống thông tĩnh mạch với cỡ lớn hơn (mỏng hơn) cho trẻ em và người già, nhưng chọn ống thông với cỡ nhỏ hơn khi bạn muốn truyền dịch nhanh hơn.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Đeo găng tay tiệt trùng.
    Đặt ống thông tĩnh mạch nghĩa là phải đâm qua da và đưa thiết bị vào trực tiếp mạch máu. Để tránh bị nhiễm trùng nguy hiểm, bạn phải rửa sạch và lau khô tay bằng khăn giấy sạch trước khi tiến hành, sau đó đeo găng tay vô trùng trước khi thao tác với thiết bị và chạm vào bệnh nhân. Nếu một lúc nào đó găng tay không còn vô trùng thì bạn cần thay găng tay mới — an toàn vẫn tốt hơn là phải hối tiếc sau đó. Dưới đây là các tình huống mà hầu hết các tiêu chuẩn y tế đều yêu cầu thay găng tay:[4]
    • Trước khi chạm vào bệnh nhân
    • Trước các thủ thuật vô trùng (như tiêm thuốc qua đường tĩnh mạch)
    • Sau các thủ thuật có nguy cơ chạm vào dịch tiết cơ thể
    • Sau khi chạm vào bệnh nhân
    • Sau khi chạm vào vật dụng xung quanh bệnh nhân
    • Trước khi tiếp xúc với bệnh nhân khác
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Tìm tĩnh mạch nổi bật.
    Bạn cần tìm một vị trí trên người bệnh nhân để đặt ống thông tĩnh mạch. Đối với người lớn, các tĩnh mạch dễ tiếp cận nhất là tĩnh mạch dài, thẳng nằm ở hai cánh tay, không nằm gần khớp xương và xa cơ thể nhất. Đối với trẻ em, đầu, bàn tay hay bàn chân là các vị trí được ưu tiên hơn so với chân, cánh tay hay khuỷu tay. Mặc dù bạn có thể đặt ống thông ở bất kì tĩnh mạch nào dễ tìm, nhưng tốt nhất nên tránh các tĩnh mạch trên bàn tay thuận.[5] Nếu bệnh nhân có tiền sử khó tìm tĩnh mạch thì bạn hỏi xem bác sĩ trước đã tiêm cho họ ở đâu. Thường thì những người đã từng gặp khó khăn với việc tiêm tĩnh mạch sẽ biết các vị trí dễ tìm tĩnh mạch nhất. Lưu ý, cho dù bạn có thể tìm được tĩnh mạch, nhưng có một số vị trí bạn không nên đặt ống thông. Đó là:[6]
    • Những nơi ống thông tĩnh mạch gây cản trở cho việc phẫu thuật
    • Cùng vị trí với nơi mới đặt ống thông tĩnh mạch
    • Tại vị trí cho thấy dấu hiệu nhiễm trùng (ửng đỏ, sưng, kích ứng và v.v)
    • Trên tay hay chân cùng phía với phẫu thuật cắt vú hay phẫu thuật mở tim mạch (điều này có thể dẫn tới biến chứng)
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Quấn ga-rô.
    Để tĩnh mạch sưng lên cho dễ đâm kim, hãy quấn ga-rô phía sau (theo hướng của thân trên) vị trí định đặt ống thông tĩnh mạch. Ví dụ, nếu bạn định đặt ống thông tĩnh mạch vào mặt trong của cẳng tay (vị trí điển hình), hãy quấn ga-rô tại bắp tay.
    • Đừng quấn ga-rô quá chặt vì tay có thể bị thâm tím, đặc biệt với người lớn tuổi. Ga-rô nên quấn chặt nhưng không quá chặt đến độ bạn không thể luồn một ngón tay bên dưới.
    • Để tay thõng xuống sàn trong khi quấn ga-rô sẽ giúp tĩnh mạch nổi bật hơn do máu chảy dồn về tay đó.
  8. How.com.vn Tiếng Việt: Step 8 Vỗ vào tĩnh mạch nếu cần.
    Nếu bạn không thể nhìn thấy tĩnh mạch phù hợp thì thử vỗ vào vùng da định đặt ống thông tĩnh mạch. Đặt ngón tay dọc theo tĩnh mạch rồi nhấn xuống. Bạn sẽ cảm thấy tĩnh mạch "đẩy trở lại". Tiếp tục ấn lên xuống trong khoảng 20-30 giây. Tĩnh mạch sẽ trở lên lớn hơn.[7]
Phần 2
Phần 2 của 3:

Tiếp cận tĩnh mạch

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Sát trùng vị trí chọc kim.
    Sau đó xé một gói bông gòn tẩm cồn (hoặc sử dụng phương pháp sát trùng tương tự như thuốc chlorhexidine) và thoa lên vùng da định tiêm. Lau nhẹ nhưng thật kỹ để đảm bảo cồn dính đều lên da. Cồn sẽ diệt vi khuẩn trên da và giảm thiểu nguy cơ nhiễm trùng khi đâm kim vào da.[8]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Chuẩn bị ống thông tĩnh mạch.
    Lấy ống thông tĩnh mạch từ bao bì vô trùng. Xem xét sơ qua để đảm bảo nó còn nguyên vẹn. Nhấn vào buồng dội ngược để đảm bảo nó được gắn chặt. Xoay trục của ống thông tĩnh mạch để đảm bảo nó chỉ được gắn lỏng trên kim. Tháo nắp bảo vệ và kiểm tra kim, cẩn thận không để kim chạm vào bất kì thứ gì. Nếu mọi thứ đều ổn thì bạn chuẩn bị đâm kim.
    • Đừng để ống thông tĩnh mạch hay kim tiếp xúc với bất kì thứ gì ngoài vùng da nơi được đâm kim. Nếu không chúng sẽ không còn vô trùng và nguy cơ nhiễm trùng cao hơn.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đâm kim.
    Sử dụng tay không thuận nắm nhẹ tay hay chân bệnh nhân để giữ cố định, cẩn thận không chạm tay vào vùng đâm kim. Cầm kim trên tay thuận và đâm xuyên qua da (mặt vát của kim hướng lên). Giảm góc đâm khi bạn đâm sâu hơn vào tĩnh mạch — sử dụng góc đâm nông.
    • Để ý máu dội ngược tại trục của ống thông. Đây là dấu hiệu cho thấy bạn đã đâm trúng vào tĩnh mạch. Khi thấy máu dội ngược, đâm kim sâu thêm một centimet vào tĩnh mạch.[9]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Nếu bạn đâm kim trượt thì giải thích cho bệnh nhân và thử lại.
    Đâm kim vào tĩnh mạch là một thủ thuật tỉ mỉ, ngay cả bác sĩ và y tá có kinh nghiệm cũng đâm trượt vào lần đầu, đặc biệt khi bệnh nhân có tĩnh mạch không rõ ràng. Nếu bạn đâm kim vào nhưng không thấy máu dội ngược, hãy giải thích cho bệnh nhân rằng bạn đã đâm trượt và phải đâm lại. Hành động nhẹ nhàng với bệnh nhân vì quy trình này sẽ gây đau.
    • Nếu bạn liên tục đâm trượt thì nên xin lỗi họ, rút kim và ống thông ra, và đâm kim lại ở tay hay chân bên kia với kim và ống thông tĩnh mạch mới. Đâm nhiều lần tại cùng một vị trí sẽ khiến bệnh nhân đau nhiều và để lại vết thâm lâu hết.
    • Bạn có thể trấn an họ bằng cách giải thích vì sao mình đâm trượt, và nói những câu đại loại như “Việc này thỉnh thoảng cũng xảy ra. Không phải lỗi của ai cả. Lần tới chúng ta sẽ thành công”.[10]
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Rút kim ra và vứt bỏ.
    Duy trì lực nhấn trên da, kéo kim ra (chỉ kéo kim — không phải ống thông tĩnh mạch) khoảng 1cm khỏi tĩnh mạch. Từ từ đẩy ống thông vào tĩnh mạch trong khi vẫn duy trì lực nhấn trên da. Khi ống thông đã định vị trong tĩnh mạch, tháo ga-rô ra và dán băng vô trùng (như Tegaderm) trên nửa dưới của trục ống thông tĩnh mạch để giữ ổn định ống.
    • Tránh dán băng quá chặt khiến tắc nghẽn ống truyền dịch.
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Rút kim tiêm và gắn ống truyền dịch.
    Dùng ngón cái và ngón trỏ giữ trục của ống thông tĩnh mạch. Giữ nó nằm cố định trong tĩnh mạch. Sử dụng tay còn lại, cẩn thận rút kim (chỉ rút kim) khỏi tĩnh mạch. Vứt bỏ kim tiêm vào thùng rác y tế. Tiếp theo, tháo nắp bảo vệ trên đầu ống truyền dịch và cẩn thận lắp vào trục ống thông tĩnh mạch. Vặn và khóa cố định ống truyền dịch trong ống thông tĩnh mạch.[11]
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Cố định ống thông tĩnh mạch.
    Cuối cùng bạn phải cố định ống thông tĩnh mạch trên da bệnh nhân. Dán một miếng băng keo trên trục ống thông, sau đó quấn một vòng quanh ống truyền dịch và quấn thêm vòng thứ hai trên vòng thứ nhất. Dùng miếng băng keo thứ ba cố định đầu kia của vòng băng keo trên vị trí đặt ống thông tĩnh mạch. Quấn băng keo quanh ống truyền dịch sẽ giảm áp lực lên ống thông tĩnh mạch, giúp bệnh nhân cảm thấy thoải mái hơn và cũng giảm khả năng ống thông bị chệch khỏi tĩnh mạch.
    • Không để băng keo bị xoắn khi quấn để tránh cản trở sự lưu thông của dịch truyền.[12]
    • Đừng quên dán lên băng một cái nhãn có ghi ngày và thời gian đặt ống thông tĩnh mạch.[13]
Phần 3
Phần 3 của 3:

Duy trì ống thông tĩnh mạch

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Kiểm tra dòng chảy của dịch vào ống thông.
    Mở van xoay và xem giọt dung dịch hình thành trong ống tiếp dịch. Kiểm tra sự lưu dẫn giữa tĩnh mạch và ống thông bằng cách ấn vào tĩnh mạch (để chặn dòng chảy) tại vị trí nằm ngoài chỗ đặt ống (phía xa thân trên). Giọt dung dịch sẽ chậm lại và ngừng hẳn, sau đó bắt đầu chảy lại khi bạn ngừng ấn vào tĩnh mạch.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Thay băng nếu cần.
    Ống thông đặt trong thời gian dài có nguy cơ gây nhiễm trùng cao hơn ống thông chỉ sử dụng trong một lần phẫu thuật hay thủ thuật. Để giảm nguy cơ nhiễm trùng, bạn nên tháo băng cẩn thận, vệ sinh vị trí đặt ống và đắp một miếng băng mới vào. Nói chung, đối với loại băng trong suốt thì bạn nên thay hằng tuần, nhưng băng gạc nên được thay thường xuyên hơn vì bạn không thể quan sát được vết thương.[14]
    • Đừng quên rửa sạch tay và đeo găng tay mới mỗi lần bạn chạm vào chỗ đặt ống thông tĩnh mạch. Điều này đặc biệt quan trọng khi bạn thay băng, vì việc sử dụng ống thông tĩnh mạch trong thời gian dài thường có xác suất nhiễm trùng cao.[15]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Lấy ống thông tĩnh mạch ra.
    Để lấy ống thông ra, bước đầu tiên là đóng van xoay để chặn dòng chảy của dịch truyền. Nhẹ nhàng tháo băng keo và băng để vết thương và trục ống thông lộ ra. Đặt một miếng gạc sạch lên trên vết thương và ấn nhẹ khi bạn kéo chậm ống thông tĩnh mạch ra. Hướng dẫn bệnh nhân giữ cố định gạc để cầm máu.
    • Bạn nên dán cố định gạc trên vết thương bằng băng keo y tế như Coban. Tuy nhiên, thường thì bạn chỉ cần ấn nhẹ là máu sẽ cầm nhanh chóng nên việc dán băng keo là không cần thiết lắm.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Vứt bỏ kim tiêm đúng cách.
    Kim dùng để đặt ống thông tĩnh mạch là rác thải y tế sắc nhọn nên cần được bỏ vào thùng rác chứa vật sắc nhọn ngay sau khi sử dụng. Vì kim tiêm có thể mang tác nhân lây nhiễm và thậm chí là mầm bệnh từ người này sang người khác nếu không được xử lý đúng cách, nên bạn không được bỏ chúng vào thùng rác thông thường, cho dù bạn biết chắc bệnh nhân đó hoàn toàn khỏe mạnh.
  5. How.com.vn Tiếng Việt: Step 5 Các biến chứng liên quan đến việc đặt ống thông tĩnh mạch.
    Đặt ống thông tĩnh mạch thường là thủ thuật an toàn, mặc dù biến chứng có thể xảy ra, nhưng khả năng rất nhỏ. Quan trọng là bạn phải biết các biến chứng phổ biến nhất do đặt ống thông tĩnh mạch, để có thể chăm sóc tốt nhất cho bệnh nhân và nếu cần thì biết khi nào cần gọi cấp cứu. Một số biến chứng do đặt ống thông tĩnh mạch (và triệu chứng) được trình bày dưới đây:[16]
    • Thâm nhiễm: Xảy ra khi dịch truyền được tiêm ra ngoài tĩnh mạch vào các mô mềm xung quanh. Da ở khu vực bị ảnh hưởng sẽ sưng lên, trơn láng và xanh xao. Đây là vấn đề nhỏ nhưng cũng có thể nghiêm trọng, tùy vào loại thuốc đang truyền.
    • Tụ máu: Xảy ra khi máu rò rỉ từ tĩnh mạch vào mô xung quanh, thường do bạn vô tình chọc thủng nhiều tĩnh mạch một lúc. Dấu hiệu phổ biến là đau, thâm tím và kích ứng, thường sẽ tự hết sau nhiều tuần.
    • Tắc mạch: Xảy ra sau khi không khí bị tiêm vào tĩnh mạch, thường do bọt khí trong ống truyền dịch. Trẻ em có nguy cơ cao nhất. Với các ca nặng, biến chứng này gây khó thở, đau ngực, da xanh xao, huyết áp thấp, và thậm chí là đột quỵ và nhồi máu cơ tim.
    • Huyết khối và viêm nội mạc động mạch: Các tình trạng nguy hiểm đến tính mạng này có thể do tiêm nhầm vào động mạch thay vì tĩnh mạch. Gây đau dữ dội, hội chứng chèn ép khoang (áp lực cao trên cơ dẫn đến cảm giác "căng" hoặc "phù" rất đau), hoại tử, rối loạn chức năng vận động, và thậm chí là phải cắt bỏ tay hay chân.

Lời khuyên

  • Ghi lại mọi việc bạn làm trong quá trình đặt ống thông tĩnh mạch. Lưu hồ sơ đầy đủ sẽ giúp ngăn chặn các khiếu nại và kiện tụng không cần thiết.

Cảnh báo

  • Đừng cố tìm tĩnh mạch quá hai lần. Sau lần thứ hai mà bạn vẫn không thể đâm trúng tĩnh mạch thì nên nhờ một kỹ thuật viên khác hỗ trợ.
  • Chỉ tiến hành đặt ống thông tĩnh mạch nếu bạn là nhân viên y tế đã được đào tạo.
  • Trước khi đặt ống thông tĩnh mạch, luôn kiểm tra hồ sơ bệnh nhân để đảm bảo không có hướng dẫn cụ thể nào cần tuân theo đối với riêng cá nhân đó.

Những thứ bạn cần

  • Biểu đồ theo dõi bệnh nhân
  • Giá treo túi dịch
  • Túi dịch
  • Ga-rô
  • Kẹp ống truyền dịch
  • Băng keo
  • Găng tay
  • Kim tiêm
  • Xy lanh
  • Ống thông tĩnh mạch
  • Dung dịch betadine (hoặc sử dụng gạc tẩm chlorhexidine như ChloraPrep®)
  • Tăm bông
  • Nước máy (vệ sinh tay)
  • Xà phòng kháng khuẩn
  • Thùng rác y tế
  • Thùng rác chứa vật sắc nhọn

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Jennifer Boidy, RN
Cùng viết bởi:
Y tá được hành nghề
Bài viết này đã được cùng viết bởi Jennifer Boidy, RN. Jennifer Boidy là y tá hành nghề tại Maryland. Cô đã nhận bằng liên kết khoa học về điều dưỡng của trường Cao đẳng Cộng đồng Carroll vào năm 2012. Bài viết này đã được xem 6.462 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe
Trang này đã được đọc 6.462 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?