Cách để Đáp lại lời cảm ơn

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Thật khó để đáp lại lời “cảm ơn” đúng cách. Thông thường, người ta sẽ nói “không có gì” hoặc “không thành vấn đề”. Tuy nhiên, bạn nên suy nghĩ về lời đáp lại của mình trong những tình huống khác nhau. Tùy thuộc vào từng trường hợp cụ thể sẽ có nhiều cách để nói lời cảm ơn. Chẳng hạn trong một cuộc họp của công ty, bạn cần phải đáp lại theo cách khác. Lời đối đáp cần phù hợp với tính chất của mối quan hệ giữa bạn với người đó. Ví dụ, lời đối đáp sẽ khác đi nếu đó là một người bạn thân. Một lời đối đáp thích hợp sẽ gây ấn tượng tốt với người đối diện.

Phương pháp 1
Phương pháp 1 của 3:

Đáp lại lời cảm ơn trong tình huống thân mật

Tải về bản PDF
  1. Step 1 Đáp lại bằng câu "Không có gì".
    Đây là một trong những câu trả lời rõ ý và phổ biến nhất để đáp lại lời "cảm ơn". Đồng thời, cũng là cách bạn chấp thuận lòng biết ơn mà đối phương đã bày tỏ.[1]
    • Tránh nói "không có gì" với giọng điệu châm chọc. Tốt nhất là bạn nên tránh nói lời châm chọc nếu không muốn thể hiện rằng mình không thực sự đánh giá cao việc giúp đỡ người khác hoặc không tôn trọng người đó.[2]
  2. Step 2 Nói "Cảm ơn".
    Đây cũng là cách để bạn bày tỏ lòng biết ơn đối với những đóng góp của người khác. Đáp lại bằng một câu "cảm ơn" sẽ bày tỏ được thành ý có qua có lại. Tuy nhiên, không nên lặp lại nhiều lần trong cùng một cuộc đối thoại. Một lời cảm ơn dành cho một người trong cuộc đối thoại là vừa đủ.[3]
  3. Step 3 Nói rằng "Đó là niềm vinh hạnh của tôi".
    Điều này bày tỏ niềm vui của bạn khi làm việc gì đó cho người khác. Chúng ta thường nghe câu nói này tại các khách sạn năm sao, tuy nhiên nó có thể được sử dụng rộng rãi hơn.[4]
    • Giả sử một người bạn nói rằng "cảm ơn anh rất nhiều vì bữa ăn ngon này". Bạn có thể đáp lại bằng câu "đó là niềm vinh hạnh của tôi". Điều này có nghĩa là bạn thực sự thích việc nấu ăn chiêu đãi họ.
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Hãy nói với họ rằng:
    "Tôi biết một ngày nào đó anh cũng sẽ giúp đỡ tôi mà". Câu này cho thấy bạn có một mối quan hệ tương hỗ, và các bạn giúp đỡ lẫn nhau hoàn toàn dựa trên thiện chí. Ngoài ra, nó còn cho thấy bạn là người đáng tin cậy trong việc giúp đỡ người khác cũng như khuyến khích đối phương hỗ trợ qua lại.[5]
    • Khi đối phương nói rằng "Cảm ơn vì đã giúp tôi thu dọn đồ đạc đến căn hộ mới cuối tuần này. Tôi không biết sẽ ra sao nếu không có sự giúp đỡ từ phía anh". Trong trường hợp này, bạn có thể đáp lại: "Tôi biết một ngày nào đó anh cũng sẽ giúp đỡ tôi mà". Điều này cho thấy sự thấu hiểu về một tình bạn đẹp được gây dựng dựa trên mối quan hệ tương hỗ.
  5. Step 5 Hãy nói "Không thành vấn đề."
    Đây là lời đáp phổ biến, dù vậy, bạn nên lưu tâm khi dùng trong công việc.[6] Câu này ngụ ý rằng những điều bạn làm thực sự không có gì to tát cả. Trong vài trường hợp, câu này có thể dùng được, nhưng nó cũng có thể hạn chế cơ hội xây dựng mối quan hệ tương tác.[7]
    • Chỉ nói "Không thành vấn đề" nếu nó phản ánh đúng sự thật. Nếu bạn dành nhiều thời gian và nỗ lực, hãy mạnh dạn chấp nhận lời cảm ơn của đối phương.
    • Ví dụ, khi đối phương nói "Cảm ơn" cho một hành động nhỏ như lấy một vật gì đó từ thùng xe, bạn có thể đáp lại "Không thành vấn đề".
    • Tránh nói "Không thành vấn đề" với giọng điệu hời hợt. Điều đó cho thấy bạn đã không thật sự có nỗ lực gì trong hành động mà người kia đang biết ơn. Bạn bè cũng như đối tác kinh doanh sẽ cảm thấy bạn không đề cao mối quan hệ này.[8]
  6. How.com.vn Tiếng Việt: Step 6 Lựa chọn lời đáp trả thân mật.
    Bạn sẽ có rất nhiều cách để đáp lại lời cảm ơn trong các tình huống cũng như trong những mối quan hệ thân mật. Nếu bạn muốn đáp trả ngắn gọn đối với lời cảm ơn cho những điều nhỏ nhặt, những câu nói dưới đây có thể sẽ phù hợp.
    • Hãy nói "Không có gì cả đâu"/"Thôi, không có gì"/"Được rồi mà". Lối diễn đạt này sẽ đạt hiệu quả cao khi được sử dụng hợp lý. Bạn có thể dùng trong mọi tình huống để đáp lại lời cảm ơn cho những điều vặt vãnh hay nhỏ nhặt. Tương tự như câu nói "không thành vấn đề", bạn không nên bày tỏ với giọng điệu châm chọc hay hời hợt.
    • Hãy nói "Bất cứ lúc nào anh cần thì tôi sẽ giúp"/"Lúc nào cần thì cứ bảo". Câu này có thể được dùng để khẳng định với người kia rằng trong những tình huống như vậy, bạn sẽ luôn ra tay giúp đỡ. Nó còn cho thấy bạn sẽ luôn sẵn lòng giúp đỡ họ vào bất cứ lúc nào.
    • Hãy nói "Rất hân hạnh được giúp đỡ"/"Rất vui vì đã giúp được cậu". Đây là cách nói thể hiện niềm vui của bạn khi giúp đỡ bạn bè hoặc người quen trong công việc. Chẳng hạn, khi đối phương bảo rằng: "Cảm ơn vì đã giúp tôi lắp đặt giá sách mới". Bạn có thể đáp lại: "Rất hân hạnh được giúp đỡ anh!"
  7. How.com.vn Tiếng Việt: Step 7 Quan sát ngôn ngữ cơ thể.
    Nét mặt và ngôn ngữ cơ thể sẽ thể hiện được sự chân thành, duyên dáng và tốt bụng của bạn. Hãy nhớ mỉm cười khi chấp thuận lời cảm ơn. Ngoài ra, khi nói bạn nên giao tiếp bằng mắt với đối phương, cũng như gật đầu khi đối phương bày tỏ. Bạn không nên khoanh tay lại hoặc nhìn sang hướng khác.
    Quảng cáo
Phương pháp 2
Phương pháp 2 của 3:

Đáp lại lời cảm ơn trong công việc

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đưa ra lời đáp trả chân thành trong kinh doanh.
    Trong các cuộc họp cũng như trong các mối quan hệ, đáp lại bằng những câu nói suồng sã là điều cần tránh, bạn nên thể hiện sự chân thành khi đáp lại lời "cảm ơn".
    • Tránh dùng những lời đáp thiếu trịnh trọng trong kinh doanh. Chẳng hạn, bạn không nên dùng các cách diễn đạt như "Thôi, có gì đâu", hoặc "Lúc nào cần thì gọi nhé" và "Được rồi mà" khi nói với khách hàng.[9]
    • Bạn nên nói bằng một giọng điệu ấm áp và chân thành để đáp lại lời "Cảm ơn".[10]
    • Để bày tỏ lòng cảm kích trong mối quan hệ kinh doanh, bạn có thể gửi một lá thư điện tử hoặc một bức thư ngắn sau cuộc họp. Điều này sẽ giúp mọi người nhớ đến những đóng góp của bạn!
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Làm đối phương cảm thấy thật đặc biệt.
    Khi đáp lại lời "Cảm ơn", bạn nên đưa ra những lời đáp trả khiến mọi người cảm thấy mối quan hệ giữa bạn với họ thật đặc biệt và duy nhất.[11]
    • Ví dụ, bạn có thể nói: "Đây là một phần trong cam kết phục vụ toàn diện mà anh sẽ nhận được nếu hợp tác với tôi".
    • Thử nói: "Đó là điều mà những đối tác kinh doanh giỏi giang mang lại cho người khác. Cảm ơn anh đã hợp tác kinh doanh với chúng tôi".
    • Nếu bạn biết rõ vài điều về khách hàng, bạn có thể cá nhân hóa thông điẹp. Ví dụ, bạn có thể nói rằng: "Thật vinh hạnh khi được làm việc cùng anh. Tôi hy vọng anh sẽ làm tốt bài thuyết trình quan trọng vào tuần tới".
  3. Step 3 Hãy nói "Không có gì".
    Đây là lối nói cổ điển và làm mọi thứ trở nên đơn giản.[12]
    • Chẳng hạn, khi một đối tác nói rằng "Cảm ơn anh đã soạn thảo lại bản hợp đồng", bạn có thể đáp lại đơn giản bằng câu "Không có gì."
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Bạn nên niềm nở đáp lại khách hàng.
    Khi giao thiệp với khách hàng, bạn cần đánh giá cao công việc kinh doanh của họ.
    • Hãy nói với khách hàng bằng giọng điệu ấm áp và chân thành: "Chúng tôi đánh giá cao công việc kinh doanh của anh". Bằng cách này, khách hàng sẽ thấy được bạn thực sự trân trọng công việc kinh doanh của họ.[13]
    • Hãy đáp lại: "Tôi rất sẵn lòng giúp đỡ anh". Điều đó cho thấy bạn yêu thích công việc và sẵn sàng hỗ trợ khách hàng. Nếu bạn đang phục vụ khách hàng trong một cửa hàng bán lẻ và họ "cảm ơn" bạn vì đã giới thiệu đến họ nhiều sự lựa chọn cho một sản phẩm nhất định, bạn có thể đáp lại: "Tôi rất sẵn lòng giúp đỡ anh."
    Quảng cáo
Phương pháp 3
Phương pháp 3 của 3:

Đáp lại lời cảm ơn qua thư điện tử hoặc tin nhắn

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Đáp lại thư cảm ơn phù hợp với đặc điểm tính cách và khách hàng của bạn.
    Việc đáp lại lời cảm ơn qua thư điện tử không có bất kỳ tiêu chuẩn nào. Lời đáp trả của bạn nên đáp ứng được kỳ vọng từ phía khách hàng cũng như tính cách của bạn.
    • Sử dụng thư điện tử theo đúng tính cách của bạn. Nếu bạn là một người hướng ngoại hoặc thích nói chuyện phiếm, hãy tiếp tục dùng "không có gì" hoặc "đó là niềm vinh hạnh của tôi" để đáp lại lời cảm ơn trong thư điện tử cũng như tin nhắn.[14]
    • Cân nhắc khi hồi âm qua thư điện tử hoặc tin nhắn cho khách hàng của mình. Những vị khách hàng trẻ tuổi thường không mong nhận lại một bức thư điện tử hay tin nhắn đáp lại lời "cảm ơn". Những người lớn tuổi hơn thường có những kỳ vọng khác nhau về phép xã giao, và họ đánh giá cao một lời đáp lại như "Không có gì" chẳng hạn[15]
    • Bạn nên tránh dùng các biểu tượng cảm xúc, khuôn mặt cười hay hình ảnh để đáp lại lời cảm ơn của ai đó qua thư điện tử bởi hành động này thể hiện sự thiếu trang trọng.
  2. Step 2 Việc đáp lại email "cảm ơn" là tùy vào bạn.
    Hãy xem xét tính cách và khách hàng của mình. Nếu bạn là một người hay pha trò trong những cuộc nói chuyện trực tiếp, tốt hơn hết là bạn nên đáp lại thư "cảm ơn". Tuy nhiên, nếu bạn là người khép kín, bạn cũng có thể bỏ qua bước hồi âm.[16]
  3. Step 3 Đáp lại thư "cảm ơn" khi bạn muốn duy trì cuộc hội thoại.
    Bạn có thể viết: "không có gì" và sau đó chuyển sang chủ đề trò chuyện tiếp theo.[17]
    • Bạn sẽ phải hồi âm thư "cảm ơn" nếu trong thư có vấn đề yêu cầu cần giải đáp. Trong trường hợp này, bạn có thể dùng "không có gì" và sau đó trả lời những thắc mắc trong thư.[18]
    • Bạn sẽ phải hồi đáp thư "cảm ơn" nếu trong đó có đề cập tới một chuyện cụ thể mà bạn muốn đáp lại. Bạn có thể nói "không có gì" trong trường hợp này và nhắc tới câu chuyện mà bạn muốn để tiếp tục cuộc trò chuyện.[19]
    Quảng cáo

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Tami Claytor
Cùng viết bởi:
Giáo viên dạy nghi thức xã giao
Bài viết này đã được cùng viết bởi Tami Claytor. Tami Claytor là giáo viên dạy nghi thức xã giao, chuyên gia tư vấn hình ảnh và chủ sở hữu của Always Appropriate Image và Etiquette Consulting tại thành phố New York, New York. Với hơn 20 năm kinh nghiệm, Tami chuyên tổ chức các lớp học nghi thức xã giao cho cá nhân, sinh viên, công ty và tổ chức cộng đồng. Tami đã có hàng chục năm nghiên cứu văn hóa thông qua các chuyến đi trên khắp năm châu và tổ chức các buổi hội thảo về đa dạng văn hóa để thúc đẩy công bằng xã hội và nhận thức giữa các nền văn hóa. Cô có bằng cử nhân kinh tế với chuyên ngành quan hệ quốc tế của Đại học Clark. Tami học tại trường Ophelia DeVore và Viện Thời trang Công nghệ, tại đây cô lấy được chứng chỉ chuyên gia tư vấn hình ảnh. Bài viết này đã được xem 78.469 lần.
Chuyên mục: Giao tiếp xã hội
Trang này đã được đọc 78.469 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo