Cách để Ăn khi mới đeo hoặc siết niềng răng

Tải về bản PDFTải về bản PDF

Nếu bạn mới đeo hoặc siết niềng răng thì răng có thể sẽ cảm thấy khó chịu và đau trong vài ngày đầu. Cơn đau thường biến mất sau vài ngày nhưng bạn cũng cần lựa chọn thực phẩm một cách có ý thức trong thời gian này.[1] Thức ăn cứng hoặc dính có thể làm hỏng niềng răng, gây đau trong những ngày mới đeo hoặc chỉnh niềng răng. Bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn bạn cách ăn thức ăn khi mới đeo hoặc siết niềng răng. [2] Tìm hiểu về những loại thực phẩm nên ăn và cách ăn có thể giúp bạn điều chỉnh cho phù hợp với niềng răng mới đeo hoặc mới siết một cách dễ dàng.

Phần 1
Phần 1 của 4:

Điều chỉnh chế độ ăn

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chọn thức ăn mềm.
    Thức ăn mềm, không dai là tốt nhất khi đang niềng răng. Không những ít gây hỏng niềng răng, thức ăn mềm còn ít gây đau cho răng nhạy cảm. Bạn vẫn có thể ăn một số thức ăn như rau củ cứng nhưng cần hấp đến khi mềm và dễ nhai. Một số thức ăn tốt cho niềng răng và không kích ứng răng nhạy cảm gồm có:
    • Phô mai mềm
    • Sữa chua
    • Súp
    • Thịt nấu chín mềm, không dai, không xương (thịt gà, thịt viên, thịt nguội,…)
    • Các món hải sản mềm không xương (cá, thịt cua)
    • Mì ống/các loại mì
    • Khoai tây luộc hoặc nghiền
    • Cơm mềm
    • Trứng
    • Đậu nấu mềm
    • Bánh mì mềm không có viền cứng
    • Bánh ngô Tortilla vỏ mềm
    • Bánh kếp
    • Bánh nướng mềm, ví dụ như bánh quy hoặc Muffin
    • Bánh Pudding
    • Sốt táo
    • Chuối
    • Sinh tố, kem hoặc sữa lắc
    • Thạch
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Tránh thức ăn cứng.
    Thức ăn cứng có thể làm hỏng niềng răng và gây ra cơn đau từ nhẹ đến nặng trong những ngày sau khi lắp hoặc chỉnh niềng răng. [3] Tránh thức ăn cứng hoặc giòn, đặc biệt là sau khi đến gặp bác sĩ chỉnh hình răng hàm mặt. Một số thức ăn cứng phổ biến mà bạn nên tránh bao gồm:
    • Các loại hạt[4]
    • Bánh Granola[5]
    • Bỏng ngô[6]
    • Đá viên[7]
    • Vỏ bánh mì cứng[8]
    • Bánh mì Bagel[9]
    • Viền Pizza[10]
    • Khoai tây chiên và bánh ngô Tortilla [11]
    • Bánh Taco vỏ cứng[12]
    • Cà rốt sống (trừ khi được cắt thành miếng cực nhỏ)[13]
    • Táo (trừ khi được cắt thành lát nhỏ)[14]
    • Ngô (trừ khi chỉ là hạt ngô, tránh ăn ngô nguyên lõi)[15]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Cắt giảm thức ăn dính.
    Thức ăn dính không tốt cho niềng răng và có thể gây đau nếu nhai khi mới đeo niềng răng. Kẹo ngọt và kẹo cao su là những thức ăn dính tệ nhất mà bạn nên tránh ăn khi đeo niềng răng.[16] Tránh một số thức ăn dính như:
    • Các loại kẹo cao su[17]
    • Cam thảo[18]
    • Kẹo bơ cứng[19]
    • Kẹo Caramel[20]
    • Kẹo dẻo cứng Starburst[21]
    • Kẹo ngọt Sugar Daddies[22]
    • Sôcôla
    • Phô mai
    Quảng cáo
Phần 2
Phần 2 của 4:

Thay đổi cách ăn

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Cắt thức ăn thành miếng nhỏ.
    Cách ăn là một trong những yếu tố rủi ro lớn nhất có thể gây hỏng mắc cài của niềng năng. Cắn thức ăn theo cách thông thường có thể khiến mắc cài rơi khỏi răng hoặc vỡ ra. Để tránh hiện tượng này, bạn nên cắt thức ăn thành miếng nhỏ. Cách này giúp kiểm soát số lần răng phải nhai thức ăn tại bất kỳ thời điểm nào.
    • Dùng dao cắt rời hạt ngô khỏi lõi. Hạt ngô đủ mềm nên có thể ăn một cách an toàn nhưng việc cắn vào lõi ngô có thể gây đau răng, hỏng niềng răng hoặc đau hàm.[23]
    • Cắt táo thành lát trước khi ăn. Tương tự như ngô, cắn vào lõi quả táo có thể gây đau hoặc hỏng niềng răng.[24]
    • Ngay cả khi ăn thức ăn tốt cho niềng răng thì bạn cũng nên cắt thành miếng nhỏ hơn. Cách này giúp kiểm soát cơn đau và bảo vệ răng khỏi hư hại.
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Nhai bằng răng hàm.
    Hầu hết chúng ta đều không nghĩ quá nhiều về việc mình dùng răng nào để cắn và nhai thức ăn. Tuy nhiên, khi mới lắp hoặc chỉnh niềng răng thì răng sẽ càng nhạy cảm. Vì vậy, bạn nên nhai bằng răng hàm - thường dày hơn và cấu tạo tốt hơn để nghiền thức ăn - để giúp giảm cơn đau ở răng cửa.
    • Khi nhai, bạn nên tránh xé hoặc dứt thức ăn ra bằng răng cửa. Đây cũng là lý do mà ăn thức ăn được cắt nhỏ sẽ có lợi hơn. [25]
    • Một cách khác ít gây hại răng hơn đó ra đưa thức ăn vào sâu trong miệng (nhưng không sâu đến cuống họng để tránh bị nghẹn).[26]
    • Nếu không quen đưa dĩa vào sâu trong miệng và lo rằng có thể cắn trúng dĩa, bạn có thể thử cầm thức ăn bằng tay và nhẹ nhàng đặt thức ăn vào vị trí có thể nhai bằng răng hàm.[27]
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Ăn chậm.
    Mặc dù rất đói (đặc biệt là khi răng quá đau khiến bạn không thể ăn trong những ngày đầu mới lắp niềng răng) nhưng việc ăn chậm là rất quan trọng. Ăn quá nhanh có thể khiến bạn quên mất cách ăn phù hợp (ăn miếng nhỏ, nhai bằng răng hàm) và tăng nguy cơ cắn trúng hạt hoặc xương.[28] Nếu bạn nhai quá nhanh, răng có thể bị đau hoặc viêm. Nguyên nhân là vì xương và dây chằng hỗ trợ răng trong miệng đã yếu sẵn do chịu tác động của lực giúp chỉnh răng thẳng hàng.
    • Uống nhiều nước trong khi ăn. Cách này giúp bạn nuốt dễ hơn nếu thức ăn khó nhai. Uống nước cũng giúp rửa sạch cặn thức ăn có thể bám trong niềng răng.[29]
    Quảng cáo
Phần 3
Phần 3 của 4:

Kiểm soát cơn đau

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Súc miệng bằng nước muối sinh lý.
    Răng, nướu, môi, lưỡi và má có thể bị đau trong vài ngày sau khi lắp hoặc chỉnh niềng răng. Điều này là bình thường và có thể kiểm soát được bằng nhiều cách. Cách đơn giản nhất để giảm viêm trong miệng là súc miệng bằng nước muối sinh lý.[30]
    • Hòa 1 thìa cà phê muối vào cốc đựng 240 ml nước sạch và ấm. Không dùng nước quá nóng để tránh nguy cơ bỏng miệng.[31]
    • Khuấy đến khi muối tan hoàn toàn.[32]
    • Súc miệng bằng hỗn hợp nước muối mỗi khi cần trong suốt cả ngày, đặc biệt là trong tuần đầu tiên sau khi lắp hoặc chỉnh niềng răng. Nhổ nước muối ra sau khi súc miệng xong.[33]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Thoa sáp nha khoa lên dây thép niềng răng sắc nhọn.
    Nhiều người đeo niềng răng bị đau khi môi, má và lưỡi cọ xát với niềng răng kim loại. Một số khác lại găp tình trạng dây thép đâm vào môi, má và lưỡi hết lần này đến lần khác. Cả hai tình trạng này đều khá phổ biến. Cách tốt nhất để đối phó với cơn đau là thoa sáp nha khoa lên niềng răng hoặc dây theo gây ra cảm giác đau và khó chịu. Sáp nha khoa sẽ giúp ích khi miệng phải thích ứng với thiết bị mới trên răng hoặc là giải pháp tạm thời cho đến khi bạn đến gặp bác sĩ chỉnh hình răng mặt để chỉnh lại. Tuy nhiên, nếu niềng răng vỡ hoặc dây thép đâm ra ngoài, tốt nhất bạn nên đến gặp bác sĩ chỉnh hình răng mặt càng sớm càng tốt để xử lý vấn đề.[34]
    • Chỉ thoa sáp nha khoa lên niềng răng. Hỏi bác sĩ chỉnh hình răng mặt để được cho sáp mang về nhà hoặc bạn có thể mua sáp nha khoa ở hiệu thuốc. [35]
    • Nếu sáp liên tục rơi xuống trong khi thoa, bạn nên yêu cầu bác sĩ chỉnh hình răng mặt đốt nóng một lượng nhỏ nhựa Gutta-percha rồi thoa lên dây thép. Nhựa sẽ nguội dần sau 40 giây và dính trên dây thép trong thời gian lâu hơn so với sáp thông thường.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Uống thuốc.
    Nếu cảm thấy đau dữ dội sau khi lắp hoặc chỉnh niềng răng, bạn nên cân nhắc việc uống thuốc để kiểm soát cơn đau. Các thuốc không kê đơn thông thường như Acetaminophen (Tylenol) hoặc Ibuprofen (Advil) rất hữu ích trong việc giảm đau.[36]
    • Khi cho trẻ nhỏ hoặc thanh thiếu niên uống thuốc, bạn cần tránh cho dùng Aspirin vì thuốc có thể gây ra hội chứng Reye ở trẻ nhỏ và thanh thiếu niên. Hội chứng Reye là vấn đề sức khỏe do sử dụng Aspirin cho người trẻ có thể gây tử vong. [37]
    Quảng cáo
Phần 4
Phần 4 của 4:

Chăm sóc răng

Tải về bản PDF
  1. How.com.vn Tiếng Việt: Step 1 Chải răng bằng chỉ nha khoa thường xuyên.
    Có thể khó chải khi đeo niềng răng mới nhưng bước này càng quan trọng hơn bao giờ hết khi bạn đeo niềng răng. Thức ăn có thể bám vào giữa răng hoặc quanh niềng răng, gây khó chịu và có thể tăng nguy cơ nhiễm trùng. Một số sản phẩm nha khoa như dụng cụ luồn chỉ Floss Threaders hoặc chỉ Superfloss giúp bạn dễ dàng chải giữa các răng và quanh các thanh của niềng răng.[38]
    • Chải dưới dây thép, sau đó đưa chỉ nha khoa xuyên qua phần phía trên dây thép giữa từng nhóm răng.[39]
    • Uốn chỉ thành hình chữ C trong khi chải từng chiếc răng để đảm bảo loại bỏ tất cả cặn thức ăn.[40]
  2. How.com.vn Tiếng Việt: Step 2 Đánh răng sau mỗi bữa ăn.
    Đánh răng là bước quan trọng khi bạn đeo niềng răng và có thể đặc biệt hữu ích khi niềng răng mới được lắp hoặc siết. Cặn thức ăn có thể gây đau cho răng và nướu mềm. Đánh răng sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ có thể giúp loại bỏ cặn thức ăn.[41]
    • Dùng bàn chải lông mềm để giảm đau cho răng và nướu khi đánh răng.[42]
    • Cân nhắc việc dùng bàn chải kẽ răng để chải sạch giữa niềng răng và dây thép.[43]
    • Chải răng về phía lưỡi để đảm bảo cặn thức ăn được loại bỏ hoàn toàn. Nghĩa bạn bạn sẽ chải từ trên xuống đối với răng trên và chải từ dưới lên đối với răng dưới.[44]
    • Không vội đánh răng. Nên dành khoảng 2-3 phút cho mỗi lần đánh răng để đảm bảo chải sạch từng bề mặt của từng chiếc răng. [45]
    • Có thể cần lặp lại quy trình đánh răng và súc miệng thường xuyên hơn bình thường. Lúc này, mảng bám đã lan ra bề mặt rộng hơn đó là răng và cả niềng răng.
  3. How.com.vn Tiếng Việt: Step 3 Đeo thun chỉnh nha như hướng dẫn.
    Bác sĩ có thể khuyến nghị dùng thun chỉnh nha để chỉnh lại răng không thẳng hàng. Bản thân niềng răng sẽ giúp chỉnh thẳng răng nhưng nếu răng lệch (ví dụ như móm hoặc hô) thì bác sĩ chỉnh hình răng mặt có thể khuyến nghị bạn đeo thun chỉnh nha đặc biệt. Thun được đeo bằng cách móc mỗi đầu quanh một chiếc móc đặc biệt trên hai niềng răng đối xứng (thường là một cái phía trước và một cách phía sau, một cái phía trên và một cái phía dưới ở mỗi bên).[46]
    • Nên đeo thun chỉnh nha 24 tiếng mỗi ngày, 7 ngày mỗi tuần cho đến khi bác sĩ chỉnh hình răng mặt yêu cầu ngừng đeo.[47]
    • Chỉ nên tháo thun chỉnh nha ra khi ăn hoặc đánh răng. Còn không thì bạn nên đeo thun chỉnh nha liên tục, kể cả lúc đi ngủ. [48]
    • Bạn có thể muốn tháo thun chỉnh nha ra vài ngày sau mỗi lần chỉnh niềng răng. Tuy nhiên, tuân thủ khuyến nghị cụ thể của bác sĩ chỉnh hình răng mặt sẽ là tốt nhất cho răng.[49]
  4. How.com.vn Tiếng Việt: Step 4 Tuân thủ lịch khám.
    Bác sĩ chỉnh hình răng mặt thường xếp lịch tái khám và siết niềng răng hàng tháng. Việc tuân thủ lịch khám mà bác sĩ chỉnh hình răng mặt khuyến nghị là rất quan trọng để đảm bảo niềng răng phát huy tác dụng và răng ở hình dạng đẹp. Tránh siết niềng răng chỉ làm kéo dài thời gian đeo niềng răng. Ngoài ra, nên đi khám bác sĩ nha khoa ít nhất 6 tháng 1 lần để đảm bảo răng luôn chắc khỏe, cũng như đảm bảo bạn đang duy trì đúng thói quen chăm sóc răng miệng. [50]
    Quảng cáo

Lời khuyên

  • Đừng gây kích ứng thêm cho răng đau. Chạm vào răng, nướu và niềng răng chỉ khiến cơn đau thêm nặng.
  • Không ăn tiếp nếu bắt đầu thấy đau.
  • Tránh uống nước ngọt vì hầu hết nước ngọt đều chứa nhiều axit và đường. Các chất này có thể ăn mòn răng và thiết bị nha khoa, đồng thời để lại đốm trắng trên răng. Uống quá nhiều nước ngọt có thể gây sâu răng.
  • Giảm nguy cơ bị đau bằng cách cố gắng không để răng dưới chạm vào răng trên.
  • Nếu cảm thấy quá đau nhưng vẫn đói, bạn nên uống sinh tố hoặc sữa lắc LẠNH. Cảm giác lạnh sẽ giúp giảm đau, còn sinh tố sẽ giúp bạn bớt đói.
  • Thoa son dưỡng khi đi khám lại và siết niềng răng. Son dưỡng giúp ngăn tình trạng môi khô, nứt nẻ sau buổi khám răng.
  • Không ăn thức ăn mà bác sĩ chỉnh hình răng mặt yêu cần bạn tránh. Bác sĩ biết mình đang làm gì và điều gì tốt cho niềng răng. Bằng cách này, bạn có thể tránh tình trạng vỡ niềng răng và không phải đeo niềng răng kéo dài.
  • Nếu hai bên miệng bắt đầu thấy đau, bạn không nên cử động miệng quá nhiều và cố gắng nói ít lại.
  • Thử ăn khoai tây nghiền vì món ăn này mềm và giúp bạn thấy no.
  • Có thể uống nước đá nhưng không uống quá nhiều một lúc. Uống quá nhiều nước đá có thể gây đau.

Cảnh báo

  • Không đụng vào niềng răng. Mặc dù trông có vẻ chắc chắn nhưng dây thép rất mỏng manh và dễ bị uốn cong hoặc gãy. Sửa niềng răng gãy rất tốn kém và kéo dài thời gian niềng răng.
  • Niềng răng là thiết bị đặc biệt và dễ dàng bị hư hại do thức ăn cứng như bánh Taco cứng/vỏ bánh Tostada, táo, bánh mì Bagel, cũng như thức ăn dính. Những thức ăn này làm lỏng hoặc thậm chí khiến niềng răng rời ra hoàn toàn. Tránh nhai những thứ không phải thực phẩm khiến dây thép bị cong và gây khó chịu.

Những thứ bạn cần

  • Niềng răng
  • Bàn chải đánh răng tốt do bác sĩ nha khoa khuyên dùng
  • Kem đánh răng không tẩy trắng răng (răng có thể không đều màu nếu dùng kem đánh răng tẩy trắng)
  • Tăm nước để vệ sinh răng
  • Chỉ nha khoa và dụng cụ luồn chỉ
  • Nước súc miệng
  • Nước hoặc gel flour
  • Thuốc giảm đau (Advil và Ibuprofen là tốt nhất)
  • Thức ăn mềm
  • Sáp nha khoa (có bán ở các hiệu thuốc)
  • Chỉ nha khoa gắn cố định trên cung nhựa nhỏ
  1. http://www.deerwoodorthodontics.com/PatientInformation/FoodstoAvoid.aspx
  2. http://www.deerwoodorthodontics.com/PatientInformation/FoodstoAvoid.aspx
  3. http://www.deerwoodorthodontics.com/PatientInformation/FoodstoAvoid.aspx
  4. http://www.deerwoodorthodontics.com/PatientInformation/FoodstoAvoid.aspx
  5. http://www.deerwoodorthodontics.com/PatientInformation/FoodstoAvoid.aspx
  6. http://www.deerwoodorthodontics.com/PatientInformation/FoodstoAvoid.aspx
  7. http://www.deerwoodorthodontics.com/PatientInformation/FoodstoAvoid.aspx
  8. http://www.deerwoodorthodontics.com/PatientInformation/FoodstoAvoid.aspx
  9. http://www.deerwoodorthodontics.com/PatientInformation/FoodstoAvoid.aspx
  10. http://www.deerwoodorthodontics.com/PatientInformation/FoodstoAvoid.aspx
  11. http://www.deerwoodorthodontics.com/PatientInformation/FoodstoAvoid.aspx
  12. http://www.deerwoodorthodontics.com/PatientInformation/FoodstoAvoid.aspx
  13. http://www.deerwoodorthodontics.com/PatientInformation/FoodstoAvoid.aspx
  14. http://wiredorthodontics.com/life-with-braces/
  15. http://wiredorthodontics.com/life-with-braces/
  16. http://huntervalleyorthodontics.com.au/braces-and-diet/
  17. http://wiredorthodontics.com/life-with-braces/
  18. http://wiredorthodontics.com/life-with-braces/
  19. http://huntervalleyorthodontics.com.au/braces-and-diet/
  20. http://huntervalleyorthodontics.com.au/braces-and-diet/
  21. http://wiredorthodontics.com/life-with-braces/
  22. http://wiredorthodontics.com/life-with-braces/
  23. http://wiredorthodontics.com/life-with-braces/
  24. http://wiredorthodontics.com/life-with-braces/
  25. http://wiredorthodontics.com/life-with-braces/
  26. http://wiredorthodontics.com/life-with-braces/
  27. http://wiredorthodontics.com/life-with-braces/
  28. http://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/reyes-syndrome/basics/definition/con-20020083
  29. http://shaverorthodontics.com/index.php/why-braces/braces
  30. http://shaverorthodontics.com/index.php/why-braces/braces
  31. http://shaverorthodontics.com/index.php/why-braces/braces
  32. http://shaverorthodontics.com/index.php/why-braces/braces
  33. http://shaverorthodontics.com/index.php/why-braces/braces
  34. http://shaverorthodontics.com/index.php/why-braces/braces
  35. http://shaverorthodontics.com/index.php/why-braces/braces
  36. http://shaverorthodontics.com/index.php/why-braces/braces
  37. http://askanorthodontist.com/braces/what-do-the-elastic-rubber-bands-on-braces-do/
  38. http://askanorthodontist.com/braces/what-do-the-elastic-rubber-bands-on-braces-do/
  39. http://askanorthodontist.com/braces/what-do-the-elastic-rubber-bands-on-braces-do/
  40. http://askanorthodontist.com/braces/what-do-the-elastic-rubber-bands-on-braces-do/
  41. http://wiredorthodontics.com/life-with-braces/

Về bài How.com.vn này

How.com.vn Tiếng Việt: Cristian Macau, DDS
Cùng viết bởi:
Bác sĩ phẫu thuật nha khoa
Bài viết này đã được cùng viết bởi Cristian Macau, DDS. Bác sĩ Macau là bác sĩ phẫu thuật răng miệng, bác sĩ nha chu và bác sĩ thẩm mỹ của Phòng khám Nha khoa Favero tại London. Ông đã nhận bằng DDS của Đại học Y Carol Davila vào năm 2015. Bài viết này đã được xem 52.018 lần.
Chuyên mục: Sức khỏe
Trang này đã được đọc 52.018 lần.

Bài viết này đã giúp ích cho bạn?

⚠️ Disclaimer:

Content from Wiki How Tiếng Việt language website. Text is available under the Creative Commons Attribution-Share Alike License; additional terms may apply.
Wiki How does not encourage the violation of any laws, and cannot be responsible for any violations of such laws, should you link to this domain, or use, reproduce, or republish the information contained herein.

Notices:
  • - A few of these subjects are frequently censored by educational, governmental, corporate, parental and other filtering schemes.
  • - Some articles may contain names, images, artworks or descriptions of events that some cultures restrict access to
  • - Please note: Wiki How does not give you opinion about the law, or advice about medical. If you need specific advice (for example, medical, legal, financial or risk management), please seek a professional who is licensed or knowledgeable in that area.
  • - Readers should not judge the importance of topics based on their coverage on Wiki How, nor think a topic is important just because it is the subject of a Wiki article.

Quảng cáo